Những điều kiêng kỵ khi dùng câu kỷ tử

Theo lý luận Đông y

Thuốc có tính năng 4 khí, 5 vị tức là hàn, nhiệt, ôn, lương (4 loại tính dược khác nhau) và chua, đắng, cay, ngọt, mặn (5 vị đều có đường đi khác nhau). Dùng thuốc để chữa bệnh là lấy cái thiên lệch của thuốc để chữa cái thiên lệch của cơ thể con người do bệnh tật gây ra. Vì vậy, không thể có một thứ dược phẩm nào chỉ có trăm điều ích, không có một điều hại.

Ví dụ như cam thảo là một vị thuốc đi đến được 12 kinh, là vị thuốc làm tá sứ rất bình hòa trong Đông y, nó có tác dụng bổ trung ích khí, giải độc, xua đờm, có thể chữa các bệnh thuộc loại khí ở giữa không đủ, ho nhiều đờm, ung nhọt độc, nhưng nếu uống lâu dài cũng sẽ dẫn đến tình trạng bụng khó chịu, dạ dày trướng, không muốn ăn.

Nhân sâm là vị thuốc có công dụng đại bổ nguyên khí, bồi dưỡng dạ dày, sinh tân dịch, có thể điều trị các chứng khí huyết hư tổn, tiêu khát (đái tháo đường), tân dịch bị tổn thương, tim loạn nhịp hồi hộp, mất ngủ, sức khỏe sa sút; nhưng những người thể trạng dương rất cao, thực nhiệt ngoại cảm, uống vào thì càng dễ “bốc hơi”, có thể dẫn đến phiền táo, buồn bực không yên, chảy máu mũi.

Vì vậy, một vị danh y đời Thanh là Từ Đại Xuân cho rằng dùng nhân sâm không đúng sẽ gây tai họa. Hoàng liên là vị thuốc quan trọng để tả hỏa giải độc, làm sạch nhiệt, táo và thấp; có thể chữa các bệnh thấp, ôn, nhiệt; bệnh lỵ do nhiệt và đau bụng; tim cồn cào, nôn mửa; mắt đau sưng, ung nhọt lở độc; nhưng nếu dùng lâu dài thì cũng gây ra đau dạ dày, chán ăn. Điều này y học phương Đông gọi là nguyên nhân “do đẳng và hàn hại đến tì vị”. Vì vậy, người bệnh rất cần biết một số kiến thức về kiêng kỵ trong sử dụng thuốc Đông y.

Vậy khi sử dụng câu kỷ tử cần kiêng kỵ những gì?

Tính vị:

  • Tính hơi hàn, không độc (Danh Y Biệt Lục).
  • Vị ngọt, tính bình (Dược Tính Bản Thảo).
  • Vị hàn, không độc (Thực Liệu Bản Thảo).

Qui kinh:

  •  Vào kinh túc Thiếu âm Thận, túc Quyết âm Can (Bản Thảo Hối Ngôn).
  • Vào kinh túc thiếu âm Thận, thủ Thiếu âm tâm (Bản Thảo Kinh Giải).
  •  Vào kinh Can, Thận, Phế (Trung Dược Học).
  • Vào kinh Can, Thận (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Tác dụng của câu kỷ tử

  •  Bổ ích tinh huyết, cường thịnh âm đạo (Bản Thảo Kinh Tập Chú).
  • Bổ ích tinh bất túc, minh mục, an thần (Dược Tính Bản Thảo).
  •  Trừ phong, bổ ích gân cốt, khử hư lao (Thực Liệu Bản Thảo).
  • Tư thận, nhuận phế (Bản Thảo Cương Mục).
  • Chuyên bổ thận, nhuận phế, sinh tân, ích khí, là thuốc chủ yếu bổ can thận chân âm bất túc, là thuốc tốt để ích tinh, minh mục... (Bản Thảo Kinh Sơ)
  • Kỷ tử có tác dụng tư bổ can thận, sinh tinh huyết, minh mục, nhuận phế (Trung Dược Học).
  • Tư dưỡng Can Thận (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Chủ trị:

  1. Trị xoay xẫm, chóng mặt do huyết hư, thắt lưng đau, Di tinh, tiểu đường (Trung Dược Học).
  2.  Trị các chứng can thận âm hư, âm huyết hư tổn, chứng tiêu khát, hư lao, khái thấu (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược)

Kiêng kỵ:

  • Tỳ vị hư yếu, đại tiện sống phân hoặc phân lỏng không nên dùng.
  • Đang sử dụng thuốc chống đông máu như thuốc warfarin.
  • Đang cho con bú hoặc đang mang thai
  • Những người đang cảm sốt, cơ thể bị viêm nhiễm hoặc đầy hơi chướng bụng không nên ăn kỷ tử.

* Lưu ý: Tác dụng của sản phẩm có thể tùy thuộc vào cơ địa mỗi người

* Giá trên chưa bao gồm phí vận chuyển Bưu điện, tham khảo Giá cước vận chuyển

* Với hàng trăm vị thuốc, mời quý vị tham khảo bảng giá

  • Giao hàng tận tay
  • Đảm bảo chất lương
  • Tư vấn nhiệt tình
  • 627 Đã mua
Logo thuoc nam

Để bạn đọc tiện liên lạc, chúng tôi xin cung cấp thông tin:

  • Hotline: 0989 342 070 |0869 145 860
  • Địa chỉ: Mớ Đá, Xã Hạ Bì, Huyện Kim Bôi, Hòa Bình
  • Lưu Ý Có ship(Giao Hàng Toàn Quốc)
Đọc tiếp
loading
Hoặc gọi 0989342070
Đặt Mua