Tên khác
Cẩu tích còn được gọi là Lông cu li
Tên khoa học
Cibotium
Cây có tên là câut tích là do: Xung quanh cây bao phủ một lớp lông màu vàng rất giống như lông con chó (Cẩu nghĩa là chó).
Khu vực phân bố
Cây mọc dải dác khắp các vùng miền núi nước ta, nhiều nhất vẫn là miền núi vùng tây Bắc như: Lào Cai, Lai Châu, Sơn La, Điên Biên, Hòa Bình, Thanh Hóa …..
Mô tả hình dáng
Cẩu tích là một loài quyết thực vật, cây có chiều cao thấp (Nhưng cũng có khi cao tới 2 mét), mọc ở tầng dưới cùng của các thảm thực vật. Bên ngoài cây bao phủ một lớp lông màu vàng, nếu nhìn không kỹ rất dễ nhầm tưởng đó là một con vật. Chính vì lý do này mà cây còn có tên là Lông cu ly (Cây có lông rất giống lông con cu li. (Xem ảnh để thấy rõ hơn)
Bộ phận dùng
Gốc cây và phần lông vàng bao phủ xung quanh.
Cách chế biến và thu hái
Cây được thu hái quanh năm, người dân thường chặt bỏ toàn bộ cành, đào lấy toàn bộ phần bẹ và những vùng có lông vàng của cây bao phủ.
Cây đào từ rừng về đem rửa sạch, cắt bỏ phần rễ (Chỉ lấy phần củ và lông vàng) đem thái miếng phơi khô để làm thuốc.
Thời gian gần đây, người dân Hòa Bình dộ lên phong trào thu mua cẩu tích bán cho thương lái xuất sang Trung Quốc, nên hiện nay nguồn cẩu tích đã bắt đầu khan hiếm.
Thành phần hóa học
Chưa có nghiên cứu kỹ lưỡng nào về vị thuốc này, mà chỉ dựa chủ yếu vào kinh nghiệm dân gian.
Cây cẩu tích
Tính vị
Cây có vị đắng, tính ôn đi vào hai kinh can và thận (Bởi vậy cây thường được dùng trong các phương thuốc để bồi bổ can thận).
Ngoài ra lông cẩu tích còn dùng để cầm máu rất hiệu quả: Khi bị chảy máu chỉ cần lấy 1 ít lông này đắp vào vết thường là cầm được máu ngay. Tác dụng này có được là do lông cu li hút huyết thanh của máu, hình thành máu cục bởi vậy làm cho máu chóng đông.
Tác dụng của cẩu tích
- Tác dụng bổ thận
- Hỗ trợ Điều trị chứng phong tê thấp
- Tác dụng cầm máu (Với tên gọi lông cu li)
- Tác dụng mạnh gân xương nhất là ở người cao tuổi
Cách dùng, liều dùng
1. Hỗ trợ điều trị phong tê thấp bằng cẩu tích:
Sử dụng các vị sau để sắc với 1 lít nước còn 500ml uống trong ngày: Cẩu tích 15g, Tục đoạn 10g, Cốt toái bổ 15g, Đương quy 10g, Xuyên khung 5g, Bạch chỉ 5g.
2. Bài thuốc Hỗ trợ điều trị thận hư, tiểu nhiều, di mộng tinh:
Cẩu tích 15g, Thục địa 10g, Đỗ Trọng dây 10g, Dây tơ hồng 10g, Kim anh 10g, sắc với 700ml nước, sắc cạn còn khoảng 400ml nước uống trong ngày.
3. Bài thuốc ngâm rượu có vị cẩu tích
Đơn thuốc theo kinh nghiệm dân gian gồm các vị sau:
- Rắn 1bộ (gồm 1 con hổ mang, 1 cạp nong, 1 rắn ráo)
- Thiên niên kiện 100g
- Cẩu tích 100g
- Huyết giác 100g
- Ngũ gia bì 100g
- Hà thủ ô đỏ 100g
- Kê huyết đằng 200g
- Trần bì 30g, tiêu hồi 20g
- Rượu trắng loại 40 độ 10 lít.
Ngâm trong thời gian 3 tháng là dùng được. Người lớn trên 30 tuổi mới dùng được mỗi ngày uống 1 ly nhỏ 30ml trước khi đi ngủ ( Sẽ giúp tăng cường sức khỏe, mạnh gân xương, Hỗ trợ điều trị các bệnh về xương khớp, thần kinh tọa). Lưu ý: Phụ nữ có thai không dùng được bài rượu này.
Lưu ý khi sử dụng
Người thận hư do nhiệt, nước tiểu vàng không nên dùng vị thuốc này.
*Lưu ý: Tác dụng của sản phẩm có thể tùy thuộc vào cơ địa mỗi người
*Giá trên chưa bao gồm phí vận chuyển Bưu điện, tham khảo Giá cước vận chuyển