Cây huyết dụ là một trong những vị thuốc nam phổ biến và khá gần gũi với người dân Việt Nam, hiện nay cây huyết dụ được dùng nhiều trong các bài thuốc y học cổ truyền dùng điều trị bệnh phụ nữ, bệnh trĩ và chứng tiểu ra máu.
Tên khoa học
Cordyline terminalis Kunth.
Khu vực phân bố
Cây huyết dụ phân bố và mọc hầu hết ở khắp các tỉnh thành từ Bắc chí Nam. Do có hình dáng khá đẹp lá lại có màu sắc đặc biệt là màu đỏ nên cây huyết dụ thường được trồng ở các gia đình vừa để làm thuốc lại vừa để làm cảnh. Do vậy cây rất dễ kiếm và dễ tìm để làm thuốc.
Bộ phận dùng
Bộ phận dùng làm thuốc của cây là lá. Theo kinh nghiệm dân gian cây huyết dụ có 2 loại: Một loại có mặt trên lá và mặt dưới lá đều có màu tím, một loại khác nữa là mặt trên lá có màu xanh mặt dưới lá có màu tím. Kinh nghiệm dân gian cho thấy loại lá huyết dụ 2 mặt màu tím thường cho hiệu quả điều trị cao hơn.
Cách chế biến và thu hái
Cây được thu hái quanh năm, người dân thường hái lá về cắt ngắn phơi khô để dùng dần làm thuốc. Ngoài ra một số bài thuốc còn dùng trực tiếp lá tươi hoặc rễ cây.
Cây huyết dụ lá đỏ
Thành phần hóa học
Cây mới được dùng trong phạm vi nhân dân nên chưa rõ thành phần hóa học chỉ mới biết trong cây có sắc tố anthoxyanozit.
Tính vị
Huyết dụ có vị ngọt, tính bình, tác dụng làm mát huyết, cầm máu, tán máu ứ, định thống.
Công dụng
Dân gian coi huyết dụ là vị thuốc nam có tác dụng cầm máu. Sau đây là một số tác dụng chính của vị thuốc này:
- Tác dụng điều trị lao phổi, thể ho thổ huyết
- Tác dụng điều trị chứng rong kinh, băng huyết, kinh nguyệt quá nhiều
- Tác dụng điều trị kiết lỵ ra máu (đi cầu ra máu tươi).
- Tác dụng điều trị trĩ nội trĩ ngoại
- Tác dụng điều trị bệnh tiểu ra máu.
- Điều trị chảy máu cam
Đối tượng sử dụng
- Bệnh nhân lao phổi có hiện tượng bị ho ra máu
- Phụ nữ kinh nguyệt không đều, kinh nguyệt quá nhiều.
- Bệnh nhân mắc trĩ nội trĩ, ngoại đi, cầu ra máu tươi
- Người bị tiểu tiện ra máu
- Trẻ nhỏ bị chảy máu cam
Cách dùng, liều dùng
Cách dùng khá đơn giản, đối với các chứng bệnh trên chỉ cần dùng lá huyết dụ khô 30 – 40 gam sắc nước uống hàng ngày. Dùng liên tục cách trên khoảng 1 tuần là có hiệu quả.
1. Điều trị ho ra máu
Lá huyết dụ khô 20g, thài lái tía 10g, trắc bách diệp sao vàng 10g, củ bách hợp 10g sắc với 700ml nước, chia 3 lần uống trong ngày.
2. Điều trị tiểu đi ra máu
Chỉ cần dùng 30g lá huyết dụ khô (Hoặc 50g lá tươi), rau dừa nước khô 50g sắc nước uống hàng ngày. Dùng liên tục khoảng 1 tuần là khỏi
3. Điều trị chảy máu cam
Lấy 20g lá huyết dụ khô, cỏ nhọ nồi (Cỏ mực) 10g sắc với 700ml nước, chia 2 lần uống trong ngày.
4. Điều trị chứng kinh nguyệt quá nhiều
Lá huyết dụ khô 20g, rễ cỏ tranh 15g sắc với 500ml nước, chia 2 lần uống trong ngày.
5. Điều trị đại tiện ra máu tươi
Lá huyết dụ 20g, cỏ nhọ nồi 15g, rau má khô 15g, khổ sâm 10 sắc với 700ml nước, sắc cạn còn 300ml nước chia 2 lần uống trong ngày.
6. Điều trị bệnh trĩ nội, trĩ ngoại
Đối với bệnh trĩ nội trĩ ngoại bệnh nhân nên kết hợp thêm cây cối xay, lá khổ sâm…. và một số vị thuốc bản địa khác. Hiện nay các vị thuốc trong bài thuốc trên đều đã được chúng tôi tổng hợp trong “Bài thuốc nam điều trị bệnh trĩ nội trĩ ngoại”. Hãy nhấp vào link phía trên để tìm hiểu thêm thông tin về bài thuốc nam điều trị bệnh trĩ của chúng tôi.
Với nhiều tác dụng quý như vậy, thiết nghĩ mỗi gia đình hay nên trồng một cây huyết dụ trong nhà để vừa làm cảnh, vừa làm thuốc chữa bệnh mỗi khi cần.
Lưu ý khi sử dụng
Đối với phụ nữ không nên dùng cây huyết dụ trước khi sinh, hoặc sau khi sinh mà nhau thai vẫn chưa ra hết.
*Lưu ý: Tác dụng của sản phẩm có thể tùy thuộc vào cơ địa mỗi người