Tắc kè ngâm giúp bổ thận tráng dương, tăng cường sinh lý

Y học cổ truyền có ghi nhận nhiều cây thuốc, vị thuốc có tác dụng bổ thận tráng dương, tăng cường hoạt lực tình dục và đặc biệt là giúp chuyện ấy được bền lâu như: Củ ba kích tím, cây dâm dương hoắc, cây nấm ngọc cẩu, củ sâm cau, quả Bạch tật lê …. Ngoài các cây thuốc nam thì chúng ta còn ghi nhận nhiều loại sinh vật cũng có những tác dụng quý trên. Bài viết hôm nay đề cập đến vị thuốc CÁP GIẢI hay còn gọi là con tắc kè, một loài vật rất gần gũi với đời sống chúng ta. Nào chúng ta cùng nhau tìm hiểu kỹ hơn về loài sinh vật quý hiếm này.

Tác dụng điều trị bệnh

  •  Tác dụng tăng cường sinh lý nam giới ( ngang với nhân sâm )
  •  Tác dụng tốt cho người mắc bệnh ho có đờm lâu ngày không khỏi
  •  Tác dụng như vị thuốc bổ giúp bổ phế, thận, trợ dương tăng cường sức dẻo dai

Đối tượng sử dụng

  •  Bệnh nhân mắc bệnh yếu sinh lý, xuất tinh sớm, liệt dương
  •  Người bình thường dùng để tăng sinh lý, tăng hoạt năng tình dục
  •  Người mắc bệnh hen suyễn, ho ra máu, ho có đờm kéo dài

Giới thiệu thêm về Tắc kè

Tên khác

Tắc kè còn được gọi là Đại bích bổ, cáp giải, cáp giới

Tên khoa học

 Gekko gekko L. Thuộc họ tắc kè Gekkonidae, bộ thằn lằn ( Sauria hay Lacertilia )

Tắc kè – Gekko là con tắc kè mổ bỏ ruột phơi hay sấy khô làm thuốc.

Mô tả con vật

Tắc kè là một loài bò sáp có hình dáng giống co Thạch sùng, song tắc kè có kích thước lớn hơn, thường gấp 5 – 6 lần con thạc sùng.

Tắc kè có da sần sùi, da có nhiều màu, lớp da này có thể thay đổi được màu sắc khi môi trường thay đổi giúp tắc kè ngụy trang để lẩn trốn kẻ thù. (Xem ảnh để thấy rõ hơn)

Nơi sống, thức ăn của tắc kè

Tắc kè thường sống ở những hốc cây, hốc đá hoặc khe, kẽ cá nhà gác cao, tường cao. Thức ăn của chúng là các loài côn trùng nhỏ như: Sâu bọ, dán, châu chấu, bướm, nắc nẻ … Những con vật này phải cử động tắc kè mới trông thấy. Đến mùa rét chúng không ăn mà chuyển sang ngủ đông mà vẫn khỏe mạnh.

Tắc kè sinh sản như thế nào ?

Tắc kè đẻ trứng. Không giống các loài bò sáp khác, thường đẻ nhiều trứng, tắc kè mỗi lần sinh sản chỉ đẻ 02 trứng. Sau 90 – 100 ngày trứng mới nở, trứng không phải ấp. Tắc kè thường đẻ trứng từ tháng 5 đến tháng 10.

Bởi vậy việc nhân giống tắc kè gặp rất nhiều khó khăn (Những bạn có ý định nuôi tắc kè cần lưu ý điều này).

Khu vực phân bố và cách bắt tắc kè

Phân bố: Tắc kè có ở hầu hết các tỉnh trên cả nước, đặc biệt nhiều ở các tỉnh Miền nam, ở miền Bắc tắc kè có nhiều ở cá tỉnh miền núi như: Hà Giang, Tuyên Quang, BẮc cạn, Thái Nguyên, Hòa Bình, Cao Bằng, Lạng Sơn …

Cách bắt: Tắc kè thường kêu vào mùa hè, đến hết mùa thu ( từ tháng 5 đến tháng 10) hàng năm, vào thời kỳ này người dân miền núi thường tổ chức đi bắt. Vào mùa đông, người ta dựa vào phân của chúng để tìm nơi chúng ẩn náu. Phân tắc kè có một thỏi màu nâu to và một cục trắng nhỏ.

Muốn bắt tắc kè người ta làm một que cứng dẻo làm bằng tre cật, dài chừng 1m. Đầu que buộc một mớ tóc rối. Khi chọc đầu que buộc mớ tóc vào hốc, tắc kè ngoạm lấy, tóc rối vướng vào răng không gỡ ra được, ta chỉ việc kéo ra và bắt lấy.

Bộ phận dùng và cách chế biến tắc kè

Toàn bộ các bộ phận của tắc kè ( ngoại trừ ruột ) đều được sử dụng để làm thuốc.

Đuôi tắc kè được coi như bộ phận quý nhất của con vật. Khi bị gãy, đứt có thể mọc lại được

Cách chế biến: Mổ bỏ hết ruột, dùng 3 que nứa nhỏ ngắn, một que căng hai chân trước, một que căng hai chân sau và một que xuyên dọc suốt từ đầu đến quá đuôi. Sau đó phơi hoặc sấy khô để sử dụng làm thuốc hoặc ngâm rượu.

Khi chế biến tắc kè, người ta lưu ý nhất cá đuôi, đuôi tắc kè rất quý vì có nhiều dưỡng chất, bởi vậy khi phơi khô phần đuôi luôn được quấn chặt để tránh làm gẫy mất phần đuôi.

Thành phần hóa học

Các nghiên cứu cho thấy, trong tắc kè chứa rất nhiều chất béo (23-25%). Ngoài ra còn chứa nhiều loại axitamin bổ dưỡng.

tắc kè

Công dụng

  • Dùng làm thuốc bồi bổ cơ thể, tác dụng như nhân sâm
  • Tác dụng tăng cường hoạt lực tình dục mạnh mẽ, kéo dài thời gian quan hệ
  • Tác dụng tốt cho bệnh nhân mắc chứng xuất tinh sớm
  • điều trị suy nhược thần kinh, đau ngang thắt lưng
  • Tốt cho bệnh nhân hen suyễn, ho có đờm kéo dài, ho ra máu

Đối tượng sử dụng

  • Bệnh nhân mắc chứng xuất tinh sớm, liệt dương, yếu sinh lý
  • Người bình thưởng sử dung rượu tắc kè giúp tăng cường khả năng tình dục
  • Bệnh nhân mắc suy nhược thần kinh, đau lưng gối mỏi
  • Bệnh nhân mắc chứng ho hen, kho có đờm kéo dài

Cách dùng, liều dùng

Cách ngâm rượu tắc kè giúp bổ thận tráng dương, điều trị suy nhược thần kinh, đau lưng mỏi gối

  1. Ngâm đơn vị tắc kè:
  • Tắc kè khô 4 con (2 đực, 2 cái ) ( Nếu là tắc kè sống phải mổ bỏ ruột và mắt )
  • Rượu trắng 1 lít
  • Ngâm trong thời gian 10 ngày là có thể dùng được. ( có thể ngâm thêm trần bì hay vỏ cam hoặc vỏ quý cho thơm )

2. Ngâm phối hợp tắc kè với các vị thuốc

Thành phần:

  • Tắc Kè khô 2 con (1 đực, 1 cái) ,
  • Các vị thuốc: Đẳng sâm 80g, huyết giác 10g, trần bì 10g, tiểu hồi 10g
  • Rượu trắng 1,5 lít.

Cách ngâm: Ngâm  trong thời gian 20 ngày là dùng được. Mỗi này uống 3 lần, mỗi lần 1 ly nhỏ trước bữa ăn.

3. Tắc kè ngâm cá ngựa “Hải mã” :

Cách ngâm: Tắc kè 01 cặp, cá ngựa 02 cặp ngâm với 2 lít rượu trắng loại ngon, ngâm trong thời gian 1 tháng là dùng được. Rượu ngâm Tắc kè cá ngựa có tác dụng bổ thận, tráng dương, kéo dài thời gian quan hệ cho nam giới. Đây là bài thuốc rất được cánh mày râu ưa dùng.

*Lưu ý: Tác dụng của sản phẩm có thể tùy thuộc vào cơ địa mỗi người

* Lưu ý: Tác dụng của sản phẩm có thể tùy thuộc vào cơ địa mỗi người

  • Giao hàng tận tay
  • Đảm bảo chất lương
  • Tư vấn nhiệt tình
  • 345 Đã mua
Logo thuoc nam

Để bạn đọc tiện liên lạc, chúng tôi xin cung cấp thông tin:

  • Hotline: 0989 342 070 |0869 145 860
  • Địa chỉ: Mớ Đá, Xã Hạ Bì, Huyện Kim Bôi, Hòa Bình
  • Lưu Ý Có ship(Giao Hàng Toàn Quốc)
Đọc tiếp
loading
Hoặc gọi 0989342070
Đặt Mua